NHỮNG BỘ PHIM HAY VỀ LGBT




Master Gender
Nguồn: Master Gender


Chào các bạn! Lại là mình, Master Gender đây! Hôm nay MG đem đến cho các bạn một chủ đề rất thú vị, đó là ‘Thể hiện giới’, hoặc có thể gọi là ‘Vai trò giới’ (Gender role).


Đọc mặt chữ chắc có lẽ chúng ta đã hiểu ‘sương sương’ khái niệm này rồi phải không? Dễ ẹc hà, thể hiện giới tính hay vai trò giới là một nhóm các chuẩn mực hành vi gắn liền với nam giới hay nữ giới được xã hội quy định và chấp nhận. Đây có thể là một dạng phân chia công việc, vai trò cũng như vị trí xã hội giữa nam và nữ.


Chúng ta thường hay nói rằng, nam giới là phái mạnh, phải đảm đương những công việc nặng nhọc, khó khăn, phải gánh vác nhiều trọng trách, phải xông pha ra chiến trường,... Còn nữ giới là phái yếu, luôn dịu dàng, ngọt ngào, ấm áp, nên làm những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình,... Đây là một vài ví dụ về khái niệm ‘nam tính’ và ‘nữ tính’.


Trước đây, chỉ có thể hiện giới tính nam và thể hiện giới tính nữ, tuy nhiên, trải qua thời gian có những thể hiện giới tính khác nổi lên và được chấp nhận. Trong lịch sử, chẳng hạn, thái giám có một thể hiện giới tính khác nữa bởi vì giới tính sinh học của họ đã bị thay đổi. (Họ có thể là bẩm sinh có dương vật nhưng không có tinh hoàn, hoặc không có cả dương vật lẫn dịch hoàn, hoặc mất đi do việc hủy hoại hay làm tổn thương đến bộ phận sinh dục.


Thể hiện giới tính phụ thuộc rất lớn vào văn hóa và xã hội. Chẳng hạn như trang phục của người thổi kèn túi ở Scotland. Đối với nhiều nước phương Tây, nam giới mặc váy là một thể hiện giới tính không chấp nhận được, nhưng ở Scotland nam giới theo truyền thống mặc kilt, tương tự như váy.


Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều sự thể hiện giới tính đã được thay đổi. Chẳng hạn như ở Pháp thế kỷ 16, giày cao gót được coi là một loại giày nam tính đặc trưng, tuy nhiên, hiện nay chúng lại được coi là nữ tính. Hay ngày nay, màu hồng có liên quan mật thiết tới sự nữ tính, trong khi vào đầu những năm 1900, màu hồng được cho là màu dành cho các bé trai và màu xanh lam là màu dành cho các các bé gái. Đặc biệt, vấn đề thể hiện giới này đóng vai trò quyết định trong việc quy định nghề nào phù hợp với giới nào. Ở Hoa Kỳ trước đây, bác sĩ là nam và những ai bất chấp điều này sẽ bị gán cho một nghề đặc biệt là "bác sĩ nữ". Tương tự, có những từ tương tự như "y tá nam", "luật sư nữ", "thợ cắt tóc nữ", "thư ký nam," v.v. Nhưng ở Liên Xô trước đây, bác sĩ chủ yếu là nữ và ở Đức và Đài Loan thợ cắt tóc nữ rất phổ biến. Trong lịch sử có những giới tính gắn liền với vài nghề bị đổi ngược. Chẳng hạn, các nghề văn phòng trước đây thường là nam, nhưng khi phụ nữ phải làm những việc của nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nghề văn phòng trở thành nghề của nữ. Nghề này trở nên nữ tính hơn và họ được biết đến là "thư ký".


Rất đơn giản và dễ hiểu phải không? Nếu còn thắc mắc nào chưa rõ hãy mau bình luận vào bên dưới nhé, MG sẽ giải đáp giúp bạn nè!



Chia sẻ cảm nhận của bạn nhé!